Hệ thống phanh có tác dụng giảm tốc độ vàdừng xe khi cần thiết để đảm bảo an toàn giao thông khi lưu thông trên đường. Phanh là bộ phận quan trọng của ô tô 4 bánh và bất kì phương tiện giao thông nào. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của người điều khiển xe và những người đang tham gia giao thông.
Do đó chúng ta cần sử dụng hệ thống phanh thật hiệu quả và thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng nhằm đảm bảo tình trạng hoạt động của hệ thống phanh luôn tốt nhất. Bài viếtsau đây sẽ đưa ranhững cách sử dụnghệ thống phanh hiệu quả, một số hư hỏng thường gặp ở hệ thống phanh và cách kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống phanh cho xe ô tô của bạn.
Hệ thống phanh đĩa và phanh tang trống của xe ô tô
1. Cách sử dụng phanh
– Không được phanh cùng lúc vào cua: Việc vào cua và phanh cùng lúc sẽ làm cho xe chuyển hướng kém và không giảm được tốc độ. Lái xe nên tách biệt hai động tác này để đạt được độ bám lớn nhất giữa bánh xe và mặt đường. Ngoài ra, việc thực hiện hai động tác phanh và đánh lái có thể thực hiện trong các trường hợp sau:
Trường hợp 1: phanh – đánh lái: Đánh lái theo hướng cua đồng thời đạp phanh, trọng lượng xe sẽ dồn lên bánh trước tỳ lên mặt đường tạo cảm giác lái đằm hơn.
Trường hợp 2: phanh thử:Đây là phương pháp thử phanh để cảm nhận độ nhạy của phanh khi đánh lái vào góc cua và đảm bảo lái xe an toàn và tốt nhất khi trọng lượng xe dồn lên bánh trước, tạo ra nhiều lực bám hơn cho các bánh xe.
Trường hợp 3: phanh gấp: Nếu cần phải dừng xe một cách đột ngột, cần phải đạp phanh gấp, thậm chí khi ta đang vào cua. Trong trường hợp này xe của bạn có hệ thống chống bó cứng ABS thì có thể đạp bàn đạp phanh hết mức có thể, còn xe không có hệ thống ABS thì ta sẽ đạp chân phanh khoảng 70% hành trình và kết hợp đánh lái một chút.
Đạp phanh cùng khi vào cua làm cho xe bị trượt.
– Đạp phanh nhẹ nhàng: Đạp chân phanh một cách nhanh nhưng không giữ luôn. Cách tốt nhất để phanh là đạp chân phanh nhanh rồi nhả ra, sau đó đạp tiếp(nhấp chân phanh), khi tốc độ xe đã giảm, người lái có thể nhẹ nhàng thả phanh đến điểm cảm thấy hiệu quả phanh tốt nhất và giữ ở khoảng đó.
Tư thế đạp chânphanh.
–Đối với những xe có trang bị hệ thống ABS: Đa số các trường hợp khi đạp hết chân phanh, người lái sẽ cảm thấy chân phanh có sự rung động hoặc rung động khi nhả chân phanh. Đó là dấu hiệu hoạt động của hệ thống ABS nên chúng ta cứ yên tâm và không cần buông chân khỏi bàn đạp phanh.
Nếu bàn đạp phanh của xe bạn bị kẹt và không thể dừng xe, đó là dấu hiệu bị bó phanh. Trong trường hợp này người lái hãy cố gắng chuyển tay số về vị trí trung gian với xe sử dụngsố tự tự động và trảvề vị trí tay số thấp hơn số hiện tại đối với xe sử dụng số sàn thông thường. Tuyệt đối không được chuyển về số dừng hoặc số lùi vì điều này không những không làm dừng xe mà còn làm giảm tuổi thọ của hộp số xe bạn.
Bộ ABS trên xe Toyota Hilux
2. Một số hư hỏng thường gặp trên hệ thống phanh
Hệ thống phanh trong khi làm việc luôn chịu áp lực và nhiệt độ cao do lực ma sát sinh ra. Khi sử dụng lâu ngày hệ thống phanh có thể gặp một số vấn đề hư hỏng cần phải bảo dưỡng và sửa chữa để duy trì tình trạng làm việc ổn định và an toàn cho chiếc xe của bạn. Một số vấn đề thường gặp ở hệthống phanh:
– Tiếng kêu phát ra từ cơ cấu phanh:
Hiện nay hệ thống phanh trên hầu hết ô tô đều được trang bị cơ cấu phanh đĩa ở hai bánh trước hoặc cả bốn bánh. Cơ cấu phanh tang trống thường được lắp ở bánh sau đối với một số đời xe cũ nguyên do xe cũ tốc độ thấp hơn xe mới và hệ thống phanh đĩa thời điểm đó cũng chưa hoàn thiện, phanh tang trống còn sử dụng đối với phanh tay.
Phanh tang trống ở bánh sau
Khi đạp phanh mà nghe tiếng kêu ken két phát ra đều đặn, đây là dấu hiệu bố đã mòn đến giới hạn và cần được thay thế. Tiếng kêu này do đĩa phanh chạm phe báo giới hạn bố khi ta đạp phanh, đây là biện pháp an toàn được nhà sản xuất áp dụng.
Bố xe mòn quá giới hạn.
Nếu tiếng kêu xuất hiện không liên tục và không lớn, điều này có thể do đất cát, rác lọt vào cơ cấu phanh. Sau khi vệ sinh cơ cấu phanh sẽ giải quyết được tình trạng trên.
Vệ sinh hệ thống phanh đĩa ô tô.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như chất lượng bố kém, guốc phanh không đúng loại, guốc phanh không đồng tâm, gãy lò xo trong cơ cấu phanh… Đôi khi bạc đạn bánh xe (moay-ơ) bị mòn bi quá mức cũng tạo ra tiếng kêu chứ không phải do cơ cấu phanh của xe bạn.
Bố kém chất lượng làm đĩa mòn không đều, bị sọc và phát ra tiếng kêu.
– Phanh kém hiệu quả:
Khi ta đạp phanh hết cỡ mà chất lượng phanh không tốt như bình thường. Mực dầu phanh giảm do bị rò rỉ hoặc dầu phanh lẫn nước khiến lực đạp phanh không đủ tạo áp lực cần thiết đến cơ cấu phanh. Trường hợp này bạn hãy kiểm tra lại đường ống dầu và châm thêm hoặc thay dầu mới.
Cupen heo con hở làm chảy dầu.
Có những trường hợp hệ thống báo bố không làm việc, cũng không nghe tiếng kêu từ hệ thống phanh. Đạp phanh nhẹ, không thấy có hiệu quả phanh, điều này chứng tỏ má phanh của xe bạn bị mòn nhiều và cần thay thế bố mới.
Khi đạp phanh thấy rất nhẹ, đạp bàn đạp phanh hết cỡ mà vẫn không thấy hiệu quả. Nguyên nhân chính là do xi lanh chính bị hỏng hoặc hệ thống phanh hở gió làm cho dầu lẫn không khí. Khi trong dầu có lẫn bọt khí, lúc đạp phanh các bọt khí nén lại dễ dàng nên không đủ áp suất để cơ cấu phanh hoạt động tốt. Hãy tiến hành việc xả gió cơ cấu phanh ở 4 bánh xe để đẩy hết khí ra ngoài.
Heo cái bị hở làm giảm áp lực dầu hệ thống phanh.
Xả gió heo dầu bánh trước.
Trong trường hợp xi lanh chính bị hỏng (heo cái) có thể thay cupenmới, gia công hoặc tệ hơn là phải thay bộ mới để hệ thống phanh hoạt động hiệu quả.
– Hoạt động của phanh không ổn định:
Khi đạp phanh ta phải cảm thấy phản ứng đều đặn từ hệ thống phanh. Có những trường hợp bàn đạp phanh được giữ trong khoảng thời gian dài, lực phanh chỉ xuất hiện nhanh rồi mất, chu kỳ này lặp lại đều đặn, điều này chứng tỏ má phanh hoặc đĩa phanh của bạn đã bị hỏng cần kiểm tra và thay thế. Trong trường hợp cần thay thế đĩa phanh, hãy thay đồng thời cả cặp trước hoặc sau, tránh chỉ thay một phía vì bánh xe sẽ chịu lực không đều khi phanh.
– Đạp phanh thấy nặng:
Trên các xe ô tô ngày nay thường sử dụng hệ thống trợ lực chân không (bầu sẹc-vô thắng) để giảm lực đạp phanh cho người lái. Hiện tượng đạp phanh thấy nặng nguyên nhân hay xảy ra là sẹc-vô bị hở hoặc hư hỏng nênkhông tạo ra sự chênh lệch áp suất đủ lớn để hỗ trợ lực từ bàn đạp phanh. Người lái phải đạp với lực mạnh hơn để thắng xe. Khi hệ thống phanh có tình trạng trên, bạn nên đem xe đến garage để kiểm tra và gia công bao kín sẹc-vô hoặc thay thế.
Kiểm tra bộ trợ lực phanh.
Một nguyên nhân khác gây ra hiện tượng trên là do đường ống dầu phanh bị tắc làm cho áp lực dầu tăng cao nhưng không thể truyền tới cơ cấu phanh. Bạn có cố sức thì phanh vẫn không hiệu quả hoặc hiệu quả phanh giảm đi nhiều.
Để tạo được lực phanh lớn bạn cần điều chỉnh lại ghế ngồi sao cho phần lưng và hông tựa vào ghế tạo tư thế tốt nhất.
Điều chỉnh tư thế ngồi tạo lực đạp phanh tốt nhất
– Phanh bị bó:
Khi đang di chuyển trên đường và đạp phanh, sau khi buông bàn đạp phanh mà xe không lướt đi nhẹ nhàng mà cảm giác như có lực cản cần phải tăng ga xe mới chạy được. Việcnày chứng tỏ hệ thống phanh của bạn bị bó kẹt. Điều này có thể do ắc thắng của hệ thống phanh khô mỡ gây kẹt hoặc do kẹt piston heo thắng làm piston không trở về vị trí ban đầu khi ta buông chân phanh.
Piston heo thắng bị kẹt gây bó phanh.
Để giải quyết hiện tượng trên, bạn nên kiểm tra ắc thắng và heo thắng, vệ sinh chúng và tra dầu bôi trơn để phanh hoạt động ổn đinh.
Tra mỡ ắc thắng khi bảo dưỡng hệ thống phanh
Trước khi sử dụng xe bạn cần kiểm tra hệ thống phanh, chắc chắn hệ thống phanh hoạt động tốt. Khi có dấu hiệu bất thường cần kiểm tra và xử lý kịp thời những vấn đề đó.