Lễ hội phá trằm lội bùn bắt cá, bạn đã nghe đến bao giờ chưa?

0
13
Cuối vụ Hè Thu, người dân Trà Lộc xả đầm nước để đánh bắt cá tôm sau một năm bảo vệ. Qua nhiều năm, lễ hội ‘lội bùn bắt cá’ trở thành điểm hút du khách thập phương.
Thú vị cả nghìn người tràn xuống đầm nước bắt cá tôm, cùng hô lớn khi bắt được cá to - Ảnh 1.

Người đàn ông vui mừng với 2 con cá lớn sau ít phút xuống trằm Trà Lộc bắt cá – Ảnh: HOÀNG TÁO

Sáng 31-8, làng Trà Lộc (xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) tổ chức lễ hội phá trằm.

Lễ hội lội bùn bắt cá truyền thống với lịch sử hơn 300 năm. Theo thông lệ, trằm Trà Lộc là một đầm nước rộng 10 hecta được người dân trữ nước như một hồ tự nhiên để phục vụ vụ Hè Thu. Suốt một năm, người dân bảo vệ đầm nước này, nghiêm cấm việc đánh bắt.

Sau khi những hạt lúa Hè Thu đã phơi khô, chất đầy bồ thì các bậc cao niên họp lại, chọn ngày “phá trằm”, cho phép người dân đánh bắt cá tôm thỏa thích.

Trước ngày phá trằm, cống nước được mở để mực nước hạ dần, chỉ còn ngang bụng.

Thú vị cả nghìn người lội bùn bắt cá tôm, cùng hô lớn khi bắt được cá to - Ảnh 2.

Cả nghìn người ken dày trong đầm lầy Trà Lộc, lội bùn bắt cá tôm – Ảnh: HOÀNG TÁO

Đúng 6h30 sáng khai hội, sau lễ cúng theo phong tục, hàng nghìn người ùa xuống đầm lầy, hớn hở và hăng say bắt tôm cá. Trên tay người dân là nhiều dụng cụ như nơm, lưới, vợt… Lâu dần, lễ hội trở nên nổi tiếng, nhiều du khách thập phương từ TP.HCM, Hà Nội và các tỉnh lân cận như Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng cũng đến dự hội. Đặc biệt, lễ hội thu hút nhiều nhiếp ảnh gia đến sáng tác.

Ông Cáp Xuân Tá – phó chủ tịch UBND huyện Hải Lăng – cho hay: “Phá trằm thực chất là vệ sinh lòng hồ, tạo môi trường sinh thái, gắn bó đoàn kết giữa cộng đồng dân cư. Những năm qua, huyện Hải Lăng quan tâm phát triển du lịch, lễ hội phá trằm tạo sản phẩm du lịch độc đáo của huyện và tỉnh”.

Thú vị cả nghìn người tràn xuống đầm nước bắt cá tôm, cùng hô lớn khi bắt được cá to - Ảnh 3.

Một nhóm bạn trẻ hào hứng trải nghiệm ngày hội phá trằm – Ảnh: HOÀNG TÁO

Anh Nguyễn Văn Nam đến từ TP Đông Hà, bày tỏ, năm nào cũng ghé trằm Trà Lộc để hưởng không khí vui tươi, dân dã và thân thiện của người dân nơi đây. Năm nay, anh Nam đưa 2 con đi theo để bọn trẻ biết được khung cảnh vùng quê. 

“Tôi đưa các con về đây để biết cuộc sống đồng áng, người nông dân trồng được hạt lúa, đánh bắt được con tôm vất vả nhường nào”, anh Nam cho hay.

Ngày nay, lễ hội không chỉ dành cho người dân Trà Lộc mà mở rộng cho tất cả mọi người. Bất kể ai đến với Trà Lộc dịp này đều được tự do đánh bắt cá tôm dưới đầm.

Khi một người đánh bắt được con cá to liền đưa lên cao và những người xung quanh cùng hô to để khích lệ nhau. Đến gần trưa, lễ hội kết thúc, người dân mang cá lên bờ chia cho người thân hoặc bán rẻ lại cho những ai chưa có duyên để đánh bắt được cá.

Thú vị cả nghìn người tràn xuống đầm nước bắt cá tôm, cùng hô lớn khi bắt được cá to - Ảnh 4.

Nhiều năm trở lại đây, lễ hội còn là điểm sáng tác ảnh của nhiều nhiếp ảnh gia – Ảnh: HOÀNG TÁO

Với ý nghĩa gắn kết cộng đồng và cảnh quan khu vực này, hôm 30-8, phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hoàng Nam ký quyết định công nhận Trà Lộc là điểm du lịch sinh thái.

Theo đó, điểm du lịch sinh thái Trà Lộc rộng khoảng 100ha, trong đó diện tích mặt nước là 10ha, xung quanh là rừng nguyên sinh và thảm thực vật. Nơi đây có hệ sinh thái thảm thực vật vùng cát rất quý với nhiều cây gỗ lâu năm, to đến một người ôm không xuể và cao hàng chục mét.

Theo thống kê chưa đầy đủ, rừng Trà Lộc có trên 34 loài cây lấy gỗ, một số loài quý như trai, tran, cà ổi, săng ve, đá lã, rỏi… và nhiều loài động vật hoang dã như rùa, ba ba, rắn, chồn…

Thú vị cả nghìn người tràn xuống đầm nước bắt cá tôm, cùng hô lớn khi bắt được cá to - Ảnh 5.

Một cậu bé hào hứng với 2 con tôm nhỏ trong tay – Ảnh: HOÀNG TÁO

Thú vị cả nghìn người tràn xuống đầm nước bắt cá tôm, cùng hô lớn khi bắt được cá to - Ảnh 6.

Người dân thường đưa cá lên cao vừa khoe “chiến lợi phẩm” vừa khích lệ những người xung quanh – Ảnh: HOÀNG TÁO

Thú vị cả nghìn người tràn xuống đầm nước bắt cá tôm, cùng hô lớn khi bắt được cá to - Ảnh 7.

Thủy sản trong đầm được giữ gìn suốt một năm, sau vụ Hè Thu người dân mới được đánh bắt – Ảnh: HOÀNG TÁO

Thú vị cả nghìn người tràn xuống đầm nước bắt cá tôm, cùng hô lớn khi bắt được cá to - Ảnh 8.

Trằm Trà Lộc còn có khu rừng nguyên sinh với động thực vật phong phú, vừa được công nhận là điểm du lịch sinh thái – Ảnh: HOÀNG TÁO