Toyota Hilux có bản độ 6 bánh: Khung gầm kéo dài, chở nặng gấp 3 lần, tích hợp cả vũ khí

0
26
Với khả năng vận hành bền bỉ và mạnh mẽ, Toyota Hilux là một trong những cái tên phù hợp nhất trên thị trường để quân sự hóa.

Vào cuối tháng 9 này, công ty chuyển sản xuất dụng cụ phòng vệ Supacat đã công bố dự án 6×6 MUV – một mẫu xe bán tải quân sự 6 bánh lấy nền tảng Toyota Hilux.

Được sản xuất tại Sydney, Úc, mẫu xe quân sự này kéo dài khung gầm với trục 3 có khả năng dẫn động được bổ sung phía sau, qua đó biến đây thành một mẫu xe 6×6 đích thực.

Theo phía Supacat công bố, người dùng có thể tháo lắp các môđun xe để phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Ở trạng thái xe quân sự mặc định, chiếc xe bán tải (dù giờ gọi là xe tải phù hợp hơn) có khả năng chở nặng lên tới 3 tấn – gấp 3 lần so với Toyota Hilux thường.

Bất chấp việc khung gầm được kéo dài, phần lớn bộ khung phần cứng của Toyota Hilux được hãng cố gắng giữ lại trên MUV để đảm bảo khả năng sửa chữa và bảo trì dễ dàng nhất.

Hệ truyền động gốc của Toyota Hilux (động cơ 2.8L diesel tăng áp 4 xy-lanh 201 mã lực, 500Nm) cũng được giữ lại vì nguyên nhân trên. Tuy vậy, Supacat khẳng định sẵn sàng nâng cấp hoặc thay thế động cơ này cho các bên có nhu cầu.

Toyota Hilux có bản độ 6 bánh: Khung gầm kéo dài, chở nặng gấp 3 lần, tích hợp cả vũ khí- Ảnh 3.

Rất nhiều mẫu xe quân sự chọn lấy nguồn gốc Toyota (phổ biến nhất là Land Cruiser và Hilux) vì sự bền bỉ, mạnh mẽ và phần nào đó là dễ dàng bảo trì sửa chữa của mình. Ảnh: Drive

Hệ thống vũ khí của chiếc Toyota Hilux 6×6 có thể được điều khiển trực tiếp từ bên ngoài hoặc từ bên trong cabin thông qua hệ thống riêng. Ngoài ra, xe có đặc biệt nhiều không gian để chứa trang bị chuyên dụng nói riêng (chẳng hạn bình nhiên liệu phục vụ vận hành dài ngày) hoặc chứa đồ dùng nói chung như tủ đồ đa ngăn.

Với khả năng vận hành bền bỉ của mình, các dòng xe Toyota thường xuyên được sử dụng để chế tạo xe quân sự. 2 cái tên phổ biến nhất thuộc diện này là bán tải Toyota Hilux và SUV Toyota Land Cruiser, trong đó cái tên thứ 2 đặc biệt phổ biến tại các quốc gia Trung Đông.