[Trên Ghế 19] 4 năm đổi chủ của Nissan Việt Nam: ‘Ít mẫu, giá cao nên bán chậm dù xe ngon’

0
26
Theo chuyên gia Nguyễn Mạnh Thắng, dải sản phẩm của Nissan Việt Nam hiện nay quá ít, giá bán các mẫu xe này còn cao nên khó có đột phá.
[Trên Ghế 19] 4 năm đổi chủ của Nissan Việt Nam: ‘Ít mẫu, giá cao nên bán chậm dù xe ngon’- Ảnh 1.

Dưới đây là phần trao đổi giữa host Đăng Việt và chuyên gia Nguyễn Mạnh Thắng về chủ đề: Nissan cần sức bật nào tại Việt Nam?

Người Việt Nam có xu hướng mua ô tô Nhật Bản vì ăn chắc mặc bền. Tuy nhiên, không phải thương hiệu xe Nhật nào cũng có doanh số và thị phần tốt tại Việt Nam. Điển hình trong số đó là Nissan. Theo anh Thắng, Nissan có đáng bị tình thế như hiện tại hay không?

Tôi khẳng định là Nissan không đáng bị như vậy. Nissan là một trong những hãng xe lâu đời nhất ở Nhật Bản. Những chiếc xe Nissan có những độ bền và tuổi thọ cực cao, không thua kém khi so với Toyota. 

Những ngày đầu tiên vào Việt Nam, dưới sự quản lý của Tan Chong, doanh số bán hàng của Nissan không hề thấp. Thời điểm đó, số lượng các sản phẩm Nissan cũng nhiều hơn bây giờ. Nếu một showroom ô tô chỉ có 1-3 mẫu xe, một người dù yêu thích thương hiệu cũng sẽ không muốn vào xem. Tôi ví điều này với việc một người vào cửa hàng tạp hóa nhỏ, mua cái này cái kia xong cuối cùng vẫn thấy thiếu.

Thực tế, nhiều năm gần đây, khi vào showroom Nissan chỉ có sự xuất hiện của ba mẫu xe gồm: sedan hạng B là Nissan Almera, SUV hạng B là Nissan Kicks dù nhiều công nghệ nhưng bán chậm và bán tải Nissan Navara.

[Trên Ghế 19] 4 năm đổi chủ của Nissan Việt Nam: ‘Ít mẫu, giá cao nên bán chậm dù xe ngon’- Ảnh 2.

Ngày 1/10/2020, Nissan chính thức có nhà phân phối mới tại Việt Nam. Theo anh, từ đó đến nay, với những gì đã trải qua, đây có phải là quyết định sai lầm của Nissan không? Sản phẩm của Nissan có “tệ” đến mức phải nhận lại kết quả đáng thất vọng như vậy?

Rõ ràng, khi thay đổi  nhà phân phối, ai cũng sẽ có kỳ vọng thương hiệu sẽ ngày càng phát triển.

Nhưng, tôi nghĩ rằng nhà phân phối mới của Nissan và hãng xe Nissan đang có bất đồng về những quan điểm kinh doanh tại thị trường Việt Nam. Từ rất lâu, Nissan không có những hoạt động về marketing, về truyền thông, về quảng bá.

Với tôi, Nissan Almera là mẫu xe cho cảm giác lái tốt nhất phân khúc sedan hạng B. Nhưng như thế là chưa đủ, Almera vẫn có những điểm chưa phù hợp với người Việt. 

Trước đây, xe chỉ có điều hòa chiều lạnh, không có chiều nóng, giờ đã được xử lý nhưng vẫn nhận về những phản ứng tiêu cực từ người dùng. Hãng cũng không có nhiều chính sách tốt để kích cầu tiêu dùng. Tuy nhiên, tôi được biết doanh số bán hàng của Almera chỉ không nổi trội chứ không hề thấp.

Tiếp theo, Nissan Kicks là một mẫu xe có nhiều công nghệ, nhiều người đánh giá cao khả năng vận hành. Nhưng có 2 lý do khiến mẫu xe này không đạt doanh số tốt. Thiết kế xe không hợp với nhãn quan khách Việt và giá bán của xe quá cao. 

Thời điểm ra mắt của Nissan Kicks cao nhất lên đến 858 triệu đồng, quá cao đối với một mẫu xe hạng B. Sau đó, hãng xe Nhật giảm giá sâu để mong tăng doanh số, điều này vô tình quay lưng lại với khách hàng cũ. Giá xe bây giờ còn khoảng 630 triệu, cộng các chi phí đăng ký vào khoảng dưới 700 triệu. Việc này hãng không thể có một lời giải thích nào với khách hàng, mà đã quay lưng vào khách hàng.

[Trên Ghế 19] 4 năm đổi chủ của Nissan Việt Nam: ‘Ít mẫu, giá cao nên bán chậm dù xe ngon’- Ảnh 3.

Thứ ba là Nissan Navara. Tôi là người rất hiểu Navara khi đang sử dụng một chiếc Navara từ năm 2015 đến nay. Xe rất bền, đến nay dù đã đi được khoảng 150.000km nhưng gần như không phải thay cái gì. Thời điểm đó, doanh số bán hàng của xe đang đứng thứ hai phân khúc, sau Ford Ranger. 

Nhưng, từ khi thay đổi nhà phân phối, tôi không hiểu vì sao giá bán của Navara bất ngờ đẩy lên rất cao dù chỉ thay đổi một chút bên ngoài. Con số này thậm chí cao hơn cả mẫu xe ăn khách là Ford Ranger Wildtrak. Với tôi, chính sách này không thể “thương” được. Việc doanh số bán hàng ngày càng thấp là điều tất lẽ dĩ ngẫu.

[Trên Ghế 19] 4 năm đổi chủ của Nissan Việt Nam: ‘Ít mẫu, giá cao nên bán chậm dù xe ngon’- Ảnh 4.

Vậy Nissan cần làm gì khi các sản phẩm đều có giá cao rồi, thưa anh?

Gần đây, các cái dòng sản phẩm khác của Nissan đã ổn hơn. Hãy mang về nhiều hơn, hãy nghĩ cách!

Nissan Việt Nam đang nằm trong hệ sinh thái tập đoàn Thành Công. Theo tôi biết, tập đoàn này chuẩn bị khai trương nhà máy tại Quảng Ninh. Thậm chí, họ còn lên kế hoạch gia công cho các thương hiệu khác nếu có đặt hàng. Điều này có nghĩa là họ có thể làm được, vậy tại sao họ không làm cho thương hiệu đang phân phối.

Ngoài ra, Nissan Việt Nam hãy biết cách làm thương hiệu. Ở Nhật Bản, hiếm có thương hiệu nào có những sản phẩm độc đáo như Nissan GT-R. Nếu mang mẫu xe này về, những người yêu thương hiệu Nissan sẽ đến showroom để xem. Đây là cơ hội để đại lý giới thiệu những mẫu xe khác.

Ví dụ, Suzuki Jimny là một chiếc xe như thế. Dù không kỳ vọng về doanh số nhưng mẫu xe này đã kéo người dùng đến showroom của Suzuki nhiều hơn. Qua đó, hãng sẽ tiếp cận được những khách hàng mới của XL7 và Ertiga.

Theo tôi, hãng nên có những chính sách marketing sâu và rộng hơn. 

Chưa hết, giá thành phụ tùng, sửa chữa, hậu mãi của Nissan còn cao. Đây là rào cản khiến việc lựa chọn một chiếc xe Nissan của người dùng phải tính toán nhiều hơn.

[Trên Ghế 19] 4 năm đổi chủ của Nissan Việt Nam: ‘Ít mẫu, giá cao nên bán chậm dù xe ngon’- Ảnh 5.

Cảm ơn anh vì những chia sẻ vừa rồi.

Chương trình Trên Ghế được phối hợp thực hiện bởi Đài Truyền Hình TP Hồ Chí Minh & Công ty Cổ Phần VCCorp; đơn vị hợp tác thực hiện AutoPro; đơn vị khai thác thương mại AdWheel; đơn vị đồng hành Giovanni.

Thùy Trang