Chủ hãng taxi: ‘Xe điện tốn 700 – 900 đồng mỗi km’

0
16
Xe điện có chi phí nhiên liệu thấp hơn đến 30%, dễ bảo dưỡng và ít hỏng hóc so với dàn xe xăng trước đây, theo ông Nguyễn Văn Định, chủ hãng taxi Én Vàng.

Ông Nguyễn Văn Định, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc hãng taxi Én Vàng chia sẻ về câu chuyện doanh nghiệp chuyển đổi từ xe động cơ đốt trong sang thuần điện trong hơn 1 năm qua. Taxi Én Vàng thành lập năm 2009, tiền thân là công ty Vận tải An Thái ra đời năm 2003.

Ngày 28/4/2023, Én Vàng là doanh nghiệp đầu tiên tại Hải Phòng cung cấp dịch vụ taxi điện với đơn hàng 25 chiếc VF e34 và VF 5, đồng thời thuê 125 xe từ GSM, đơn vị vận hành taxi điện Xanh SM.

  • Ông Nguyễn Văn Định (bên phải), Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc taxi Én Vàng và ông Nguyễn Văn Thanh, Tổng Giám đốc GSM toàn cầu tại một lễ ký kết. Ảnh: GSM

– Sau hơn một năm vận hành taxi điện, ông đã nhận những phản hồi ra sao từ khách hàng?

– Đa số khách hàng của chúng tôi phản hồi tích cực. Họ đánh giá cao dòng xe điện hiện đại, thân thiện môi trường và rất êm ái. Có một vị khách hơn 10 năm của chúng tôi đã rất ngạc nhiên khi thấy Én Vàng chuyển sang dùng taxi điện.

Kể từ đó, họ đặt riêng xe điện Én Vàng để đưa đón các cháu nhỏ ở nhà đi học. Vị khách cũng chia sẻ câu chuyện này lên mạng xã hội về trải nghiệm mới lạ cũng như ý thức bảo vệ môi trường. Điều này là nguồn động viên rất lớn để chúng tôi tiếp tục nỗ lực, đóng góp phần nào cho thế hệ tương lai qua dịch vụ taxi thuần điện.

– Công ty tiết kiệm được những khoản chi phí gì từ khi chuyển sang xe thuần điện?

– Đầu tiên là chi phí nhiên liệu giảm 20-30% so với dàn xe xăng trước đây. Tính trung bình, những chiếc taxi điện của chúng tôi tốn khoảng 700 – 900 đồng/ km trong khi xe xăng cần 1.200 – 1.600 đồng/ km. Điều này giúp chúng tôi tiết kiệm đáng kể chi phí vận hành hàng tháng.

Thứ hai là chi phí bảo dưỡng và sửa chữa của xe điện thấp hơn đáng kể, do kết cấu ít phức tạp hơn và không có nhiều bộ phận cần thay thế. Ví dụ, hệ thống động cơ của xe điện thường ít bị hỏng hóc so với động cơ của xe xăng truyền thống.

– Việc chuyển sang dùng xe điện giúp công ty cải thiện doanh thu như thế nào?

– Ngoài việc tiết kiệm chi phí vận hành, bảo dưỡng, việc đưa xe điện vào kinh doanh cũng thu hút thêm khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp quan tâm đến giải pháp di chuyển xanh.

Việc có thêm xe điện giúp Én Vàng đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, bảo vệ môi trường và tăng cường hình ảnh thương hiệu theo hướng tích cực. Khách hàng có nhiều hơn lựa chọn để sử dụng dịch vụ, đây cũng chính là lợi thế giúp tăng khả năng cạnh tranh của Én Vàng ở hiện tại và trong thời gian tới.

  • Ông Nguyễn Văn Định (bên phải), Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc taxi Én Vàng và ông Nguyễn Văn Thanh, Tổng Giám đốc GSM toàn cầu tại một lễ ký kết. Ảnh: GSM
  • Dàn taxi điện của Én Vàng tại lễ ra mắt hôm 28/4/2023. Ảnh: GSM

– Kế hoạch tiếp tục mở rộng taxi thuần điện của công ty ra sao?

– Én Vàng đã quyết tâm và xác định đây là mục tiêu dài hạn, đi cùng đối tác là hãng xe VinFast, đưa ra kế hoạch và thời gian cụ thể theo từng giai đoạn. Hiện tại, sau hơn 1 năm ra mắt taxi điện, Én Vàng đã đầu tư 400 chiếc VF 5 Plus và VF e34 để phục vụ người dân Hải Phòng.

Theo kế hoạch hợp tác với VinFast và GSM đến năm 2025, chúng tôi sẽ đưa tỉ lệ xe điện đạt mức tối thiểu 50% trong tổng số phương tiện kinh doanh.

– Ông kỳ vọng gì về xu hướng chuyển đổi sang taxi thuần điện tại Việt Nam?

– Kinh doanh bằng xe điện mang lại hiệu quả rõ rệt, có thể nhìn thấy ngay với chi phí nhiên liệu, bảo dưỡng và sửa chữa. Nên tôi cho rằng đây là xu hướng chuyển đổi tất yếu của các đơn vị vận tải, hãng taxi và gọi xe công nghệ.

Tuy nhiên, việc chuyển đổi sang xe thuần điện vẫn tồn tại những thách thức từ cơ sở hạ tầng trạm sạc, chi phí đầu tư ban đầu… Chúng tôi hi vọng Chính phủ sẽ tiếp tục có những chính sách hỗ trợ xe điện và VinFast có những ưu đãi tốt hơn về giá bán và giá pin. Tôi dự đoán chỉ khoảng 2-3 năm tới, sẽ có nhiều xe điện phủ sóng trên thị trường, đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh vận tải.

  • Ông Nguyễn Văn Định (bên phải), Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc taxi Én Vàng và ông Nguyễn Văn Thanh, Tổng Giám đốc GSM toàn cầu tại một lễ ký kết. Ảnh: GSM
  • Dàn taxi điện của Én Vàng tại lễ ra mắt hôm 28/4/2023. Ảnh: GSM
  • Taxi điện Én Vàng trên đường phố Hải Phòng. Ảnh: GSM

– Theo ông, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cần cải thiện điều gì để xe điện có thể là tương lai di chuyển tại Việt Nam?

– Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, sản phẩm liên quan đến xe điện như VinFast, GSM và các hãng taxi như chúng tôi đang dần đưa xe điện vào đời sống hàng ngày, góp phần giảm phát thải nhà kính và giảm ô nhiễm không khí.

Việc này đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường và tạo hình ảnh tích cực hơn cho thương hiệu, thu hút khách hàng quan tâm đến các giải pháp bền vững. Đặc biệt, VinFast và GSM hướng tới mục tiêu đưa sản phẩm, dịch vụ ra toàn cầu để mang tầm ảnh hưởng rộng lớn hơn. Đây cũng là yếu tố giúp thúc đẩy ý thức và sự công nhận của người dân đối với các dòng xe thuần điện, thông qua sự đổi mới công nghệ và cơ sở hạ tầng. Từ đó giá trị, vị thế và tầm vóc của doanh nghiệp Việt Nam sẽ được thể hiện tốt hơn trên toàn thế giới.

Tuấn Vũ

Sau hơn một năm gia nhập thị trường, GSM đã dẫn dắt “làn sóng” giao thông xanh, đẩy mạnh phổ cập taxi điện ở hầu hết các tỉnh, thành phố, với hàng chục nghìn xe điện Xanh SM cùng các đối tác. Hiện tại, GSM đã hợp tác hàng chục đơn vị kinh doanh vận tải trên cả nước để mở rộng mạng lưới đến nhiều địa phương, thúc đẩy thay đổi trong thói quen của người dùng.